Thứ Ba, 7 tháng 12, 2010

Tủ sấy quần áo BreezeDry

Thật là bất tiện đối với các bạn sống trong những căn hộ hoặc nhà phố chật hẹp không có sân vườn hoặc ban công để phơi quần áo sau khi giặt xong , đành phải phơi quần áo trong nhà . Hoặc đối với các bạn nhà có sân vườn hoặc ban công nhưng gặp những ngày mưa ẩm liên tục không thể phơi quần áo bên ngoài sân vườn hay ban công được . Bạn đừng lo , hiện nay đã có bán trên thị trường loại tủ treo và sấy khô quần áo BreezeDry .

Tủ sấy quần áo BreezeDry của tập đoàn Grimm Brothers Plastic thực sự là sản phẩm thân thiện đối với quần áo cùng các sản phẩm vải vóc khác . BreezeDry còn có thể bảo vệ môi trường sống trong lành bởi tính năng tiết kiệm điện và được làm từ những nguyên liệu tái chế .

Tủ sấy quần áo BreezeDry mang hình dáng một chiếc tủ đứng 2 cánh , với các ngăn được thiết kế linh hoạt để treo quần áo và hệ thống sấy đặt bên trong .

Tủ sấy quần áo BreezeDry không giống như tủ sấy thông thường bởi ngoài việc sử dụng hệ thống sấy truyền thống ( biến điện năng thành nhiệt năng ) còn có thêm hệ thống hút khí từ bên ngoài vào . Hệ thống hút khí ứng dụng kỹ thuật đảo chiều giúp luân chuyển không khí bên trong tủ BreezeDry làm quần áo mau khô hơn . Nhờ vậy mà tủ sấy BreezeDry tiết kiệm đến 90% năng lượng so với các loại tủ sấy bằng điện hoặc gas có cùng công suất .

Không khí luân chuyển đều đặn nên quần áo hay vải vóc sẽ không bị hư tổn , bạc màu.Tủ sấy quần áo BreezeDry được thiết kế linh hoạt cả về hình dáng lẫn bố cục bên trong , dễ dàng thay đổi các vách ngăn để phù hợp với đồ cần sấy . Tủ sấy được cấu tạo từ những vật liệu dễ lau chùi và có chất lượng tốt mặc dù có đến 35% là nguyên liệu tái chế .

Hệ thống điều khiển thông qua màn hình LED, có nhiều chương trình sấy để chọn lựa như sấy khô tự nhiên, sấy tiết kiệm điện hay sấy nóng mức nhẹ… Bên cạnh đó, bộ cảm biến đo độ ẩm quần áo một cách chính xác giúp người dùng chọn được chức năng sấy phù hợp và tiết kiệm .

Ngoài bảo quản quần áo, tủ sấy BreezeDry còn có thể dùng để sấy hoặc bảo quản một số đồ vật khác không chịu được độ ẩm quá cao của không khí như giày da hay một số đồ điện tử .

Tủ sấy quần áo BreezeDry hạng sang này có giá từ 70 đến 80 triệu đồng.

Thứ Bảy, 19 tháng 6, 2010

Thị trường cafe Việt


Người nông dân trồng cà phê và doanh nghiệp không tham gia mua tạm trữ cà phê kể từ khi có thông tin Chính phủ có chính sách cho doanh nghiệp lớn mua cà phê tạm trữ cách nay hơn hai tháng, đã lo ngại có thể các doanh nghiệp này dùng lãi suất hỗ trợ của nhà nước để đảo nợ hoặc hợp pháp hóa số cà phê đang tồn trong kho của mình.


Tuy nhiên, sau khi dự họp bàn mua tạm trữ từ Hà Nội trở về, ông Vân Thành Huy, ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội cà phê Việt Nam (Vicofa) và là Tổng giám đốc Công ty Inexim Dak Lak, một doanh nghiệp có tham gia mua tạm trữ, đã khẳng định không hề có chuyện đảo nợ hay hợp pháp hóa số cà phê tồn kho như nhiều người lo ngại.

Theo quyết định của Thủ tướng hỗ trợ mua tạm trữ cà phê niên vụ 2009-2010 ký ngày 13-4- 2010 thì khối lượng mua là 200.000 tấn trong thời gian 3 tháng, từ ngày 15-4 tới 15-7-2010 nhưng thời gian nhận được hỗ trợ lãi suất 6%/năm thì kéo dài trong 6 tháng, từ 15-4 tới 15-10.

-TBKTSG Online: Thưa ông, kể từ khi có thông tin nhà nước và Vicofa sẽ chọn lựa một vài doanh nghiệp tham gia mua tạm trữ cà phê, báo chí và diễn đàn mạng đã đồn đại rằng các doanh nghiệp này sẽ dùng lãi suất hỗ trợ để hợp pháp hóa cà phê tồn kho hoặc đảo nợ. Ông nghĩ sao?

Ông Vân Thành Huy: Không có chuyện doanh nghiệp được phân công mua tạm trữ dùng hỗ trợ lãi suất từ ngân sách để đảo nợ hoặc hợp pháp hóa cà phê tồn kho của mình, bởi Vicofa và chính quyền địa phương nơi doanh nghiệp mua tạm trữ sẽ giám sát chặt chẽ.

-Vậy tới nay Vicofa đã tính toán ai mua tạm trữ, giá mua bao nhiêu... hay chưa? Giá sàn mà Vicofa đề xuất trước đây chỉ là 23.000 đồng/kg trong khi giá thị trường đã lên gần 24.500 đồng/kg cà phê nhân xô...

Lúc đầu Vicofa tính toán có 5 doanh nghiệp tham gia mua tạm trữ nhưng trong cuộc họp ngày 14-4 tại Hà Nội, chúng tôi nghe theo ý kiến của chính quyền các địa phương có nhiều cà phê nhất là Dak Lak và Lâm Đồng, nên nâng lên tới 8 doanh nghiệp.

Đó là Vinacafe, Công ty thực phẩm Miền Bắc, Intimex, Đồng Nai thì có Tín Nghĩa, Lâm Đồng thì có Thái Hòa và Petec, Dak Lak thì có Simexco và công ty tôi là Inexim Dak Lak.

Còn về giá thì các doanh nghiệp thống nhất phải mua theo giá thị trường, bởi theo quyết định của Chính phủ, doanh nghiệp mua tạm trữ theo cơ chế thị trường và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh tế. Nếu không mua theo giá thị trường thì làm sao chúng tôi mua được cà phê của nông dân.

Nhưng dù sao thì chúng tôi cũng rút kinh nghiệm lần mua tạm trữ niên vụ 2000-2010 cách nay 10 năm, đó là không thể mạnh ai nấy mua với mức giá khác nhau, đến khi có biến động thì một số bị lỗ nặng. Lần này chúng tôi sẽ thống nhất giá mua nhưng vẫn bám giá thị trường của từng vùng cụ thể. Tuy nhiên chính sách mua tạm trữ có hỗ trợ lãi suất mới ra đời nên sắp tới chúng tôi còn phải ngồi lại bàn bạc vấn đề này.

- Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp không tham gia mua tạm trữ cho rằng bây giờ lượng cà phê trong dân không còn nhiều vì đã hết mùa vụ, mua tạm trữ bây giờ là quá muộn?

Chúng ta đã xuất khẩu 600.000 tấn, lượng cà phê còn lại trong nước khoảng 400.000 tấn (1 niên vụ khoảng 1 triệu tấn cà phê), như vậy mua tạm trữ 200.000 tấn là phù hợp, vì phần còn lại nông dân và doanh nghiệp tạm trữ.

Nói cách khác, mua tạm trữ trong 6 tháng là nhằm mục đích điều tiết lượng cà phê từng giai đoạn, giảm lượng cà phê tung ra thị trường trong 6 tháng tới nhằm nâng đỡ giá cà phê trong nước. Vì một khi nông dân cần tiền, tung hàng ra bán ồ ạt, lượng cà phê trên thị trường nhiều thì giá sẽ càng giảm trong tình hình giá cà phê ở mức thấp hiện nay.

Lần mua tạm trữ này còn có ý nghĩa tập dượt để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Vicofa và các bộ ngành khác xây dựng cơ chế chính sách tăng khả năng dự trữ cà phê khi giá xuống thấp, trình Chính phủ vào tháng 6 tới đây. Cơ chế này kiểm soát giá xuất khẩu cà phê, nhất là các hợp đồng giao hàng tương lai, kỳ hạn; ngăn ngừa hiện tượng ép giá thu mua khi cà phê xuất khẩu xuống thấp, làm thiệt hại trực tiếp cho người trồng cà phê.